Banner top Banner top

Chi phí mở Spa cần bao nhiêu? 7 Hạng mục cơ bản cần tối ưu

Thu Cúc
Thứ Tư, 16/04/2025
Nội dung bài viết

Kinh doanh Spa - Dịch vụ làm đẹp đang là một xu hướng mới, ngày càng phổ biến. Bạn dự định kinh doanh nhưng chưa biết chi phí mở Spa cần bao nhiêu? Bao gồm những khoản gì? Làm sao để tối ưu chi phí mà vẫn đảm bảo chất lượng? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn giải đáp chi tiết.

7 Hạng mục chính trong chi phí mở Spa

Xu hướng mở Spa – Cơ hội kinh doanh hấp dẫn

Trong những năm gần đây, ngành Spa & làm đẹp tại Việt Nam phát triển mạnh mẽ. Nhu cầu làm đẹp ngày càng tăng kéo theo nhiều cơ hội khởi nghiệp đầy tiềm năng. Tuy nhiên, chi phí mở Spa luôn là yếu tố khiến nhiều người đắn đo trước khi bắt đầu.

Một số lý do khiến mô hình Spa ngày càng “hot”:

  • Thị trường rộng lớn: Nhu cầu làm đẹp không ngừng tăng, đặc biệt ở nữ giới độ tuổi 25 – 45.

  • Nguồn vốn linh hoạt: Có thể bắt đầu từ quy mô nhỏ như Spa mini tại nhà, sau đó mở rộng dần.

  • Lợi nhuận hấp dẫn: Dịch vụ Spa thường có biên độ lợi nhuận cao, đặc biệt khi khách hàng quay lại thường xuyên.

  • Dễ xây dựng thương hiệu cá nhân: Chủ Spa có thể phát triển uy tín cá nhân qua mạng xã hội, chia sẻ kiến thức, livestream...

Tuy nhiên, để thành công, bạn cần chuẩn bị kỹ lưỡng – đặc biệt là trong việc tính toán chi phí mở Spa hợp lý ngay từ đầu. Đó chính là nền tảng giúp bạn tránh rủi ro và sớm đạt lợi nhuận ổn định.

Chi phí mở Spa

Chi phí mở Spa gồm những khoản nào?

Mức chi phí mở Spa có thể phát sinh từ vài chục  đến vài trăm triệu (hoặc nhiều hơn nữa) tùy thuộc vào mô hình Spa, vị trí địa lý, phong cách, sản phẩm và thiết bị mà bạn lựa chọn. Tuy nhiên, cơ bản sẽ có một số khoản mục cần thiết sau:

Chi phí thuê mặt bằng

Mặt bằng là chi phí cố định hàng tháng và chiếm tỷ lệ khá cao trong chi phí bạn cần chuẩn bị để mở một Spa. Ngoại trừ mô hình Spa tại nhà (home Spa), bạn có thể tận dụng mặt bằng gia đình có sẵn, tất cả trường hợp thuê nhà hầu hết bạn sẽ phải đóng 3 tháng cọc 1 tháng.

Lưu ý, với mặt bằng của gia đình (mặc dù không mất tiền thuê) nhưng để định giá dịch vụ và tính điểm hòa vốn chính xác, bạn vẫn cần tính nó vào “chi phí cơ hội”.
Thông thường, hãy cân đối mặt bằng trong tầm chi phí sau:

  • Diện tích lý tưởng: từ 30 – 100m² (tùy mô hình).

  • Giá thuê dao động:

  • Khu dân cư: 8 – 15 triệu/tháng.

  • Khu trung tâm: 20 – 40 triệu/tháng.

Bạn nên ưu tiên mặt bằng có sẵn kết cấu phù hợp để giảm chi phí sửa chữa.

Chi phí thuê mặt bằng

Chi phí thiết kế – thi công nội thất

Không gian Spa cần mang đến cảm giác thư giãn, chuyên nghiệp và thẩm mỹ. Bạn cần đầu tư vào:

  • Thiết kế không gian, thi công các phòng chức năng.

  • Nội thất: giường spa, tủ kệ, quầy lễ tân, rèm,...

  • Chi phí trung bình: 20 – 150 triệu đồng.

Mẹo tối ưu: Chọn phong cách tối giản, dễ thi công, sử dụng vật liệu bền – tiết kiệm.

Chi phí mua thiết bị – máy móc

Việc lựa chọn thiết bị máy móc sẽ phụ thuộc vào những dịch vụ mà bạn dự định triển khai. Một số đầu mục thiết bị cơ bản phổ biến trong hầu hết các mô hình Spa phải kể đến như:

  • Máy triệt lông, máy chăm sóc da, xông hơi, máy giảm béo,...

  • Các dụng cụ cơ bản: khăn, bông, dao cạo, hộp y tế,...

  • Chi phí ước lượng: từ 70 – 200 triệu đồng.

Mẹo tối ưu: Chọn thiết bị đa năng, mua combo từ nhà phân phối uy tín để được giá tốt.

Chi phí mua máy móc thiết bị Spa

>>> KHÁM PHÁ CHI TIẾT: Top 25+ thiết bị cơ bản cho Spa

Chi phí nhân sự

  • Bao gồm: kỹ thuật viên, lễ tân, quản lý.

  • Lương cơ bản mỗi người: 6 – 10 triệu đồng/tháng.

  • Chi phí đào tạo (nếu cần): 5 – 15 triệu/lần.

Ban đầu có thể tự vận hành nếu mô hình nhỏ, sau đó mở rộng khi ổn định.

Chi phí nhân sự

Chi phí marketing – truyền thông

Giai đoạn đầu khai trương, marketing là yếu tố then chốt để thu hút khách hàng. Trong ngành Spa, marketing là chìa khóa để thu hút và giữ chân khách hàng. Dù bạn có không gian đẹp, dịch vụ tốt nhưng nếu không ai biết đến thì cũng rất khó thành công. Do đó, khi tính chi phí mở Spa, bạn nhất định không thể bỏ qua ngân sách dành cho marketing – truyền thông.Các khoản chi phổ biến bao gồm:

  • Thiết kế bộ nhận diện thương hiệu: logo, bảng hiệu, đồng phục, menu dịch vụ… (khoảng 5 – 15 triệu).

  • Xây dựng website, fanpage chuyên nghiệp: giúp tăng độ uy tín và hỗ trợ quảng bá online (từ 5 – 20 triệu).

  • Chạy quảng cáo Facebook, Google: đặc biệt quan trọng trong giai đoạn khai trương (ngân sách linh hoạt từ 5 – 30 triệu).

  • Tạo chương trình khuyến mãi – khai trương: tặng voucher, mini game, ưu đãi giới thiệu bạn bè...

Chủ Spa nên kết hợp marketing online (Facebook, TikTok, Zalo) và offline (tờ rơi, biển hiệu, sự kiện khai trương) để tăng hiệu quả với chi phí hợp lý.

Chi phí marketing – truyền thông

Chi phí mua mỹ phẩm Spa – Khoản đầu tư không thể thiếu

Mỹ phẩm là yếu tố cốt lõi quyết định đến chất lượng dịch vụ và trải nghiệm của khách hàng tại Spa. Do đó, khi lập kế hoạch mở Spa, bạn cần dự trù chi phí nhập mỹ phẩm ban đầu một cách hợp lý và khoa học.

Các khoản chi phổ biến gồm:

  • Mỹ phẩm dùng trong dịch vụ: sữa rửa mặt, tẩy tế bào chết, serum, mặt nạ, kem massage, tinh dầu, v.v.

  • Mỹ phẩm bán lẻ (nếu có): để khách hàng dùng tại nhà – tăng doanh thu và giữ chân khách lâu dài.

  • Dụng cụ đi kèm: bông tẩy trang, que đắp mặt, chén pha, khăn giấy, găng tay…

Ước tính chi phí ban đầu: Tùy vào quy mô, chi phí nhập mỹ phẩm thường dao động từ 10 – 50 triệu đồng.

Lưu ý khi chọn mỹ phẩm Spa để tối ưu chi phí

  • Ưu tiên các thương hiệu chuyên biệt cho Spa – giá sỉ tốt, chất lượng ổn định.

  • Tìm nhà phân phối uy tín, cam kết hàng chính hãng và hỗ trợ đào tạo sử dụng.

  • Nhập số lượng vừa đủ, tránh tồn kho hoặc lãng phí do quá hạn.

Chi phí mua mỹ phẩm Spa – Khoản đầu tư không thể thiếu

>>> Xem ngay: Top 11 Thương hiệu mỹ phẩm Spa nổi tiếng

Chi phí pháp lý khi mở Spa – Thủ tục cần thiết để hoạt động hợp pháp

Khi mở Spa, bên cạnh việc đầu tư không gian, thiết bị và nhân sự, bạn cần đặc biệt lưu ý đến chi phí pháp lý để đảm bảo hoạt động hợp pháp, tránh rủi ro về sau.

Một số khoản chi pháp lý bạn cần chuẩn bị gồm:

  • Đăng ký kinh doanh: Hộ kinh doanh cá thể hoặc doanh nghiệp tùy theo quy mô. Phí đăng ký khoảng 1 – 3 triệu đồng.

  • Xin giấy phép đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ Spa: Áp dụng cho các Spa có dịch vụ chăm sóc da, massage body, gội đầu dưỡng sinh,...Nếu có dịch vụ xâm lấn (tiêm, cấy, lăn kim...) cần thêm chứng chỉ hành nghề & giấy phép y tế chuyên ngành. Phí làm hồ sơ và xin giấy phép dao động 3 – 10 triệu đồng (nếu thuê dịch vụ trọn gói).

  • Các khoản chi khác: con dấu, bảng hiệu đúng quy định, hợp đồng thuê nhà, giấy kiểm định thiết bị (nếu có)...

Bạn có thể tự thực hiện hồ sơ hoặc nhờ đơn vị tư vấn pháp lý chuyên nghiệp để tránh sai sót – tiết kiệm thời gian và chi phí phát sinh.

Dù không phải là khoản đầu tư lớn, nhưng chi phí pháp lý lại đóng vai trò nền tảng quan trọng giúp Spa bạn hoạt động minh bạch, bền vững và dễ mở rộng quy mô trong tương lai.

Chi phí pháp lý khi mở Spa – Thủ tục cần thiết để hoạt động hợp pháp

Ước tính chi phí mở Spa theo mô hình

Như đã phân tích, mỗi mô hình Spa sẽ có đặc điểm, đối tượng khách hàng và chi phí đầu tư khác nhau. Hãy cùng Mỹ Phẩm Thu Cúc khám phá nhanh ước tính chi phí mở Spa với 3 nhóm mô hình phổ biến là: Spa mini tại nhà, Spa chuyên nghiệp, cao cấp và mô hình Clinic Spa.

Mô Hình Spa

Ước tính chi phí mở Spa

Đặc điểm

Spa mini tại nhà

50 – 100 triệu VNĐ

- Không tốn chi phí thuê mặt bằng

- Chủ spa tự vận hành, quy mô nhỏ

Spa chuyên nghiệp

150 – 300 triệu VNĐ

- Có đội ngũ nhân viên

- Cung cấp dịch vụ đa dạng như massage, chăm sóc da, body 

Clinic Spa

500 triệu – 1 tỷ+ VNĐ

- Sử dụng thiết bị công nghệ hiện đại

- Cần giấy phép hoạt động y tế

- Chi phí thuê bác sĩ chuyên khoa da liễu

 

Bí quyết tối ưu chi phí mở Spa hiệu quả – Không phải ai cũng biết

Một số yếu tố cơ bản bạn có thể lưu ý để đưa ra phương án tối ưu chi phí mở Spa như:

  • Lên kế hoạch tài chính chi tiết cho từng hạng mục.

  • Chọn mô hình khởi đầu phù hợp ngân sách.

  • So sánh nhiều nhà cung cấp để có giá tốt.

  • Tận dụng thiết bị thanh lý chất lượng.

  • Tự thực hiện một số khâu nếu có chuyên môn.

Chi phí mở Spa tại nhà

Việc tối ưu chi phí không đồng nghĩa với “tiết kiệm bằng mọi giá”, mà là chi tiêu thông minh, tập trung vào giá trị cốt lõi. Dưới đây là 7 bí quyết thực tế giúp bạn mở Spa hiệu quả – tiết kiệm – vẫn chuyên nghiệp:

Bắt đầu với mô hình nhỏ, mở rộng sau

  • Khởi đầu với Spa mini hoặc Spa tại nhà giúp bạn:

  • Giảm chi phí mặt bằng, nhân sự.

  • Linh hoạt vận hành, dễ điều chỉnh chiến lược.

  • Tiết kiệm hàng trăm triệu đồng trong giai đoạn đầu.

Lời khuyên: Sau khi đã có lượng khách ổn định, hãy nâng cấp dần về quy mô và dịch vụ.

Ưu tiên thiết bị đa năng, phù hợp dịch vụ chính

Ở giai đoạn đầu với nguồn lực tài chính hạn chế, bạn không cần đầu tư ngay tất cả máy móc hiện đại. Hãy:

  • Chọn thiết bị phục vụ dịch vụ chủ lực (triệt lông, chăm sóc da, massage,...).

  • Ưu tiên thiết bị 2-trong-1, 3-trong-1 giúp tiết kiệm diện tích và chi phí.

  • Lời khuyên: Mua thiết bị từ các nhà phân phối uy tín để được bảo hành và hướng dẫn sử dụng.

Tận dụng thiết bị thanh lý còn mới

Nhiều spa thanh lý máy móc khi đóng cửa hoặc nâng cấp. Đây là cơ hội để bạn:

  • Sở hữu thiết bị chất lượng với giá chỉ bằng 50 – 70% so với mua mới.

  • Cắt giảm ngân sách đầu tư ban đầu.

  • Lưu ý: Kiểm tra kỹ tình trạng máy, ưu tiên nơi cho test thử và bảo hành.

Thiết kế tối giản nhưng tinh tế

Không phải bạn cứ đầu tư một khoản chi phí lớn để thiết kế là sẽ tạo được một Soa ấn tượng, thu hút khách hàng, Không gian Spa không cần quá xa hoa, quan trọng là:

  • Gọn gàng, dễ chịu, có gu thẩm mỹ.

  • Dùng màu sắc nhẹ nhàng, ánh sáng ấm để tạo cảm giác thư giãn.

  • Tận dụng ánh sáng tự nhiên và decor đơn giản.

Nó vừa tạo trải nghiệm tốt cho khách, vừa tiết kiệm hàng chục triệu cho phần nội thất.

Tối ưu chi phí mở Spa

Tự tay làm các công việc cơ bản nếu có thể

Trong giai đoạn đầu, bạn có thể:

  • Trực tiếp chăm sóc khách hàng nếu có tay nghề.

  • Tự quản lý fanpage, trả lời tin nhắn, lên bài viết.

  • Tự setup khuyến mãi, thiết kế voucher đơn giản.

Điều này giúp giảm chi phí thuê nhân sự và xây dựng hiểu biết sâu hơn về khách hàng.

Chạy quảng cáo có chiến lược – không chạy theo xu hướng

  • Đừng đốt tiền vào quảng cáo nếu chưa hiểu rõ mục tiêu. Hãy:

  • Tận dụng quảng cáo đúng mục tiêu: khai trương, ưu đãi giới thiệu bạn bè,...

  • Ưu tiên tối ưu kênh miễn phí như Facebook Group địa phương, Google Maps, TikTok.

  • Chăm chỉ đăng bài chia sẻ kiến thức làm đẹp – tăng uy tín & thu hút khách tự nhiên. Hãy tạo ra những giá trị thực cho khách hàng.

Hợp tác – đồng hành cùng chuyên gia

Nếu bạn chưa có kinh nghiệm trong ngành Spa, hãy:

  • Tìm mentor hoặc đơn vị tư vấn setup Spa uy tín.

  • Hợp tác theo hình thức chia sẻ lợi nhuận – giảm gánh nặng đầu tư.

Đây là cách “đi tắt đón đầu” thông minh, tiết kiệm thời gian và tránh sai lầm tốn kém.

Tối ưu chi phí mở Spa không phải là cắt giảm tùy tiện, mà là đầu tư có chiến lược, đúng chỗ – đúng lúc. Áp dụng những bí quyết trên sẽ giúp bạn không chỉ tiết kiệm ngân sách mà còn nâng cao hiệu quả kinh doanh ngay từ đầu.

Hợp tác - Đồng hành cùng chuyên gia da liễu

Bảng mẫu dự toán chi phí - Tham khảo Vốn mở spa là bao nhiêu?

Lưu ý: Case Study này với mô hình Day Spa mini nhỏ mở tại tỉnh và tối ưu chi phí ở mức tốt nhất cho giai đoạn mới bắt đầu

Hạng mục

Chi phí

Thuê mặt bằng (3 cọc 1)

8.000.000đ*3 + 8.000.000đ= 32.000.000đ

Thiết kế thi công

20.000.000đ

Máy móc - Thiết bị

50.000.000đ (chọn máy đa năng, máy thanh lý tốt)

Nhân sự (2 người)

16.000.000đ

Mỹ Phẩm 

10.000.000đ (ưu tiên size phù hợp khi chưa có lượng khách ổn định)

Marketing ban đầu

12000.000đ

Phá lý

10.000.000đ

Tổng chi phí

150.000.000đ

Ghi chú: Các khoản chi trên mang tính tham khảo, có thể thay đổi tùy thực tế về địa điểm mô hình spa, mỹ phẩm, máy móc và thiết bị mà bạn lựa chọn.

Bí quyết tối ưu chi phí mở Spa

Chi phí mở Spa không chỉ là con số, mà còn là bài toán đầu tư chiến lược. Việc lên kế hoạch chi tiết, phân bổ hợp lý và tối ưu hiệu quả sẽ giúp bạn khởi nghiệp thuận lợi, giảm rủi ro tài chính.

Nội dung bài viết